Khi bạn vay 1 khoản tiền nào đó tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Bạn sẽ gặp những khái niệm rất mới về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Phải hiểu được những khái niệm đó mới hiểu hết được hợp đồng vay, cách vay, cách trả nợ. Và khái niệm thường gặp nhất chính là Dư nợ tín dụng. Vậy dư nợ tín dụng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến vay tín dụng? Hãy đọc bài viết dưới đây của lamtheatmonline.com để biết được câu trả lời chính xác nhất nhé.

Khái niệm dư nợ là gì?

Dư nợ chính là số tiền mà khách hàng đang nợ tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Số tiền vay này xuất phát từ việc khách hàng cần tiếp cận nguồn vốn theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: Vay tiền tín chấp, Vay tiền thế chấp theo các gói vay tiêu dùng, vay làm nhà, vay kinh doanh… Mở thẻ tín dụng tại ngân hàng.

Dư nợ tín dụng là gì?

Dư nợ tín dụng là một khái niệm nhỏ nằm trong dư nợ. Tức là số tiền đang nợ ngân hàng, tổ chức tài chính. Mà số tiền đến từ việc vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng tại ngân hàng.

Vay tín chấp là vay tiền không cần tài sản thế chấp và không cần người bảo lãnh. Hạn mức vay tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào mức thu nhập hàng tháng của khách hàng. Còn vay thế chấp là hình thức vay bắt buộc phải có tài sản đảm bảo như giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Dù vay theo hình thức nào thì cũng nên kiểm soát dư nợ và có kế hoạch trả nợ hợp lý.

du no tin dung la gi

Riêng với thẻ tín dụng khách hàng bắt buộc phải thanh toán đủ số tiền đã chi tiêu trong kỳ. Nếu sau thời hạn quy định mà khách hàng không thanh toán được theo đúng quy định của ngân hàng. Thì phần chưa thanh toán được sẽ tự động chuyển thành dư nợ của chủ thẻ. Và phần dư nợ này sẽ bị tính lãi cao nhất, cao hơn tất cả những hình thức vay khác.

Chính vì vậy, thẻ tín dụng dù tiện lợi nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì rất nguy hiểm. Nó chẳng khác nào đi vay lãi cao để chi tiêu.

Chốt lại dư nợ tín dụng là gì tức là số tiền nợ của số tiền vay được thực hiện qua các hình thức vay như: Vay tín chấp, thẻ tín dụng…

Vai trò của dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là một phần quan trọng giúp ngân hàng đánh giá mức độ uy tín của khách hàng. Nếu khách hàng để dư nợ ngày càng tăng cao đến mức không thể kiểm soát nổi. Thì người đó có khả năng cao sẽ bị rơi vào nợ xấu. Còn nếu khách hàng có kế hoạch trả nợ tốt, đúng thời hạn. Thì dư nợ dần dần sẽ ít lại và bằng 0. Khi đó bạn hoàn tất nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng.

Có thể thấy dư nợ tín dụng có vai trò vô cùng lớn trong lịch sử tín dụng của khách hàng. Dựa vào dư nợ tín dụng có thể xếp khách hàng vào những nhóm nợ tín dụng dưới đây.

Các nhóm nợ tín dụng bạn cần biết

Gọi là dư nợ tín dụng nhưng chúng ta có thể hiểu đây là các nhóm nợ xấu.

du no tin dung la gi
Có 5 nhóm nợ tín dụng

Nhóm 1: Nợ tiêu chuẩn

Gồm các khoản nợ được thanh toán đúng thời hạn quy định. Hoặc thanh toán muộn nhưng trong thời gian ngắn. Chậm từ 10 ngày trở lại.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

– Thanh toán chậm từ 10 ngày đến dưới 90 ngày.

– Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 1 lần.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

– Thanh toán chậm từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

– Được cơ cấu lại ngày thanh toán 1 lần nhưng vẫn để quá hạn dưới 30 ngày.

– Không thể thanh toán lãi đúng theo hợp đồng nên được miễn 1 phần tiền lãi.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

– Thanh toán chậm từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.

– Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn không thanh toán được mà để chậm từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày có cấu lại.

– Được cơ cấu lại ngày trả nợ lần 2.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

– Thanh toán chậm từ 360 ngày trở lên.

– Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn không thanh toán được mà để chậm từ 90 ngày trở lên kể từ ngày có cấu lại.

– Được cơ cấu lại ngày trả nợ lần 2 nhưng vẫn không thanh toán được đúng hạn.

– Được cơ cấu lại ngày trả nợ lần 3.

Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Hiện nay có 3 cách để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Các bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp và nhanh nhất với bản thân.

Cách 1: Thanh toán chuyển khoản từ tài khoản thẻ khác

Các bạn chỉ cần sử dụng thẻ hoặc tài khoản khác chuyển tại máy ATM hoặc điểm giao dịch sang thẻ tín dụng. Sau đó sử dụng để thanh toán khoản dư nợ tín dụng hiện tại của mình.

Cách 2: Thanh toán bằng tiền mặt

Một trong những cách phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất. Đó chính là nộp tiền mặt tại các điểm giao dịch máy ATM hoặc chi nhánh ngân hàng.

Cách 3: Thanh toán qua Séc hoặc ủy nhiệm chi

Nếu như bạn có séc thì chúng ta có thể viết séc hoặc giấy ủy nhiệm chi sau đó gửi đến ngân hàng và yêu cầu thanh toán. Cách này thường được dùng ở nước ngoài nhưng chưa thông dụng ở Việt Nam.

Dư nợ tín dụng quá hạn ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng?

Nếu chỉ mới chớm rơi vào dư nợ quá hạn. Ngân hàng vẫn linh hoạt cho khách hàng bằng cách tính phí phạt trả nợ chậm. (Từ 5% đến 6% số dư nợ còn lại).

Còn nếu đã để rơi vào các nhóm nợ xấu từ nhóm 3 trở lên. Tương lai tín dụng của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Có thể không thể vay thêm khoản mới được nữa. Hoặc vay được nhưng cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng nữa.
  • Kể cả có thanh toán hết dư nợ, nhưng lịch sử tín dụng của khách hàng vẫn bị đánh giá không tốt. Ảnh hưởng đến hồ sơ vay vốn về sau.
  • Mất khả năng kiểm soát dư nợ dẫn đến tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con. Không thanh toán được nợ gây phá sản.
  • Nếu vay thế chấp mà không thanh toán được nợ có thể bị mất tài sản đảm bảo.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ dư nợ tín dụng là gì. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp.

Các bài viết liên quan:

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây