Ngày càng nhiều cách doanh nghiệp có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng công ty. Và các cái tên như: Agribank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Vietinbank… lại được nhắc đến. Vậy nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào uy tín, an toàn và bảo mật tốt nhất hiện nay? Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây của Lamtheatmonline.com nhé.
Mục Lục
Tài khoản ngân hàng dành cho công ty là tài khoản gì?
Tất cả các ngân hàng hiện nay đều phục vụ 2 loại đối tượng chính đó là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp (công ty). Tương ứng với đó là 2 loại tài khoản: Tài khoản cá nhân và tài khoản công ty.
Tài khoản cá nhân là tài khoản phục vụ cho cá nhân 1 khách hàng nào đó. Tài khoản này chủ yếu phục vụ cho các giao dịch thường ngày như gửi tiền, thanh toán, chuyển khoản…
Tài khoản công ty là tài khoản của công ty, doanh nghiệp nào đó. Nó phục vụ cho mục đích chung của cả công ty. Chủ yếu sử dụng cho các hoạt động: thanh toán lương cho công nhân viên trong công ty, thanh toán các khoản tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay thanh toán hoá đơn điện, nước, mặt bằng, chi phí… của công ty.
Việc lựa chọn được ngân hàng có nhiều ưu đãi, tiện ích và uy tín sẽ giúp các giao dịch của công ty an toàn và được xử lý nhanh hơn. Dưới đây là một số lời khuyên nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào tốt nhất hiện nay.
Chọn ngân hàng để mở tài khoản công ty cần những tiêu chí gì?
Nên mở tài khoản ở ngân hàng nào? Để mở tài khoản công ty ở ngân hàng phù hợp với yêu cầu sử dụng của khách hàng. Hãy nên chọn theo các tiêu chí sau đây.
Uy tín tuyệt đối
Tài khoản công ty thường có rất nhiều tiền. Vì vậy nếu tìm được một ngân hàng uy tín thì số tiền trong tài khoản sẽ luôn được an toàn. Và những ngân hàng uy tín cũng sẽ đảm bảo:
- Bảo mật các thông tin giao dịch và thông tin khách hàng. Không chia sẻ cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào.
- Các thủ tục và giao dịch vừa chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo được độ linh hoạt cho khách hàng.
- Dễ dàng giám sát và xử lý các sự cố nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Giao dịch nhanh chóng, thuận tiện
Mọi giao dịch qua tài khoản công ty đều cần nhanh chóng và chính xác tuyệt đối. Như vậy mới đảm bảo được thời gian để công việc diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn. Nên tham khảo lịch làm việc của ngân hàng trước và thời gian hoàn thành các giao dịch có nhanh chóng kịp thời hay không.
Tham khảo luôn các thông tin về bảo trì, nâng cấp hệ thống của ngân hàng nữa. Không nên chọn ngân hàng nào thường xuyên bảo trì vì có thể làm lỡ công việc của công ty.
Chi phí quản lý phù hợp
Vì tài khoản công ty thường nhiều hơn gấp nhiều lần so với tài khoản cá nhân. Nên chi phí quản lý cũng cao hơn nhiều. Tìm được ngân hàng nào có chi phí quản lý thấp sẽ tiết kiệm tối đa bà giảm thiểu chi phí cho công ty.
Phí giao dịch ở mức thấp
Những giao dịch diễn ra thông qua tài khoản công ty luôn dày đặc. Nên nếu tìm được ngân hàng nào có phí giao dịch thấp sẽ giúp công ty tiết kiệm được một số tiền lớn.
Có nhiều ưu đãi cho tài khoản công ty
Nên ưu tiên cho những ngân hàng nào có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng hơn là ngân hàng cả năm chẳng có ưu đãi gì.
- Miễn phí thường niên
- Tham gia các chương trình tích điểm đổi thưởng.
- Mở thẻ tín dụng cho chủ doanh nghiệp với hạn mức lớn.
Quy định về tài khoản ngân hàng của công ty
Điều kiện:
Công ty hoạt động theo một trong những mô hình sau có thể mở tài khoản công ty:
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh.
Các giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận mẫu con dấu của công ty.
- CMND của đạn diện hợp pháp cho công ty.
- CMND của kế toán trưởng.
Tất cả đều cần chuẩn bị bản sao có công chứng.
- Ngoài ra còn cần mẫu đơn đề nghị mở tài khoản công ty của ngân hàng bạn chọn mở tài khoản.
- Tuỳ vào quy định của mỗi ngân hàng mà có thể yêu cầu bổ sung thêm một số giấy tờ khác.
Nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào?
Dưới đây là một số cái tên được gợi ý để khách hàng lựa chọn mở tài khoản cho công ty. Đây đều là những ngân hàng lớn hoạt động lâu năm và có nhiều ưu đãi dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
1.Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank)
Techcombank là 1 trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam. Có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Và có đầy đủ các chi nhánh, quầy giao dịch trên khắp các tỉnh thành của cả nước.
Lợi ích khi mở tài khoản công ty tại ngân hàng Techcombank có thể kể đến:
- Số dư trên tài khoản công ty được tính lãi suất và cộng vào tiền gốc hàng tháng.
- Thay thế cho việc thanh toán bằng tiền mặt.
- Tham gia sản phẩm thấu chi để thanh toán vượt quá số dư tài khoản.
- Giao dịch trong và ngoài nước.
- An toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối.
- Được sử dụng kèm các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như mobile banking, internet banking… để dễ dàng giao dịch và quản lý tài khoản.
2. Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
Agribank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn ngân hàng mở tài khoản công ty.
Lợi ích khi mở tài khoản công ty tại ngân hàng Agribank có thể kể đến:
- Mở cùng lúc tài khoản thanh toán nội địa và quốc tế nhanh chóng.
- Đa dạng hình thức gửi thêm tiền, rút tiền.
- Nhiều hình thức chuyển khoản, thanh toán.
- Mở tài khoản công ty miễn phí.
- Thông tin về số dư tài khoản được bảo mật.
- Đăng ký sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để quản lý tài khoản công ty.
3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank)
Ngân hàng Vietcombank đang trên đà phát triển lớn mạnh cả về quy mô lẫn nguồn lực tài chính hay cơ sở vật chất. Và cũng là ngân hàng thường xuyên có những ưu đãi cho khách hàng của mình.
Lợi ích:
- Được hưởng nhiều ưu đãi khi mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
- Thủ tục mở tài khoản đơn giản, đa dạng phương thức giao dịch.
- Mở tài khoản ngoại tệ hoặc VND
- Giao dịch chuyển khoản nhanh chóng tức thời.
- Đa dạng các hình thức thanh toán.
- Chi phí giao dịch thấp.
- Đăng ký sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để quản lý tài khoản công ty.
4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)
- Thủ tục linh hoạt, thời gian mở tài khoản nhanh chóng.
- Cho phép mở tài khoản VND hoặc các tài khoản ngoại tệ.
- Tham gia sản phẩm thấu chi để thanh toán vượt quá số dư tài khoản.
- Yêu cầu số dư duy trì tài khoản thấp. Tối thiểu chỉ 1.000.000 đồng.
- Đăng ký ebanking Sacombank dễ dàng quản lý tài khoản và giao dịch tức khắc.
- Được hưởng lãi suất trên số dư tài khoản.
5. Ngân hàng phát triển và đầu tư (BIDV)
- Quản lý tiền tệ, quản lý dòng tiền, chuyển tiền, rút tiền từ tài khoản thanh toán.
- Quản lý chi tiêu đơn giản mà hiệu quả.
- Khi công ty có cán bộ công nhân viên cử đi nước ngoài làm việc cũng không cần quy đổi.
- Thanh toán, giao dịch nhanh, tiện lợi tại các điểm chấp nhận thẻ toàn cầu.
- Đăng ký sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để quản lý tài khoản công ty.
6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Thanh toán được nhiều loại hình như: Nộp ngân sách nhà nước, chi hộ công ty tài chính, chi trả lương công nhân viên, thanh toán hoá đơn hay thanh toán bảo hiểm xã hội…
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế cực nhanh chóng.
- Thông qua Ipay của công ty để quản lý tài khoản và giao dịch online an toàn, tiện lợi, nhanh chóng.
- Không mất phí mở tài khoản.
- Chi phí quản lý thấp.
7. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPbank)
- Gửi tiền online có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn.
- Chuyển khoản, thanh toán trong và ngoài nước nhanh gọn, an toàn.
- Đăng ký sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để quản lý tài khoản công ty.
- Phí giao dịch thấp
- Phí quản lý tài khoản thấp
- Mở tài khoản công ty miễn phí.
Trên đây là một số gợi ý về nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào uy tín và tốt nhất, phù hợp nhất để mở tài khoản công ty. Chúc bạn mở tài khoản công ty thành công và nhận được nhiều lợi ích từ việc sử dụng tài khoản này.