Nếu bạn nghĩ cứ gửi tiết kiệm vào ngân hàng là được hưởng lãi suất dương và nhận tiền lãi mỗi tháng thì bạn đã nhầm rồi. Vì ngoài lãi suất thông thường, một số ngân hàng quốc tế còn áp dụng lãi suất âm. Người gửi tiết kiệm sẽ phải trả thêm tiền cho khoản tiết kiệm đó. Vậy lãi suất âm là gì? Khi nào thì sử dụng lãi suất âm? Hãy để lamtheatmonline.com giải đáp những thắc mắc này cho bạn nhé.
Mục Lục
Lãi suất âm là gì?
Thông thường, mỗi người khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ được nhận về khoản tiền lãi hàng tháng. Điều đó cho thấy là lãi suất đang dương. Nhưng gần đây bạn còn nghe thêm về khái niệm lãi suất âm nữa. Người gửi tiết kiệm còn phải trả thêm tiền cho ngân hàng nếu muốn gửi tiết kiệm. Giao dịch tài chính ngược này nghe có vẻ vô lý nhưng vẫn đang diễn ra.
Khi áp dụng lãi suất âm. Người gửi tiền không được nhận tiền lời. Mà còn phải bỏ tiền ra để trả phí. Lúc này người gửi đóng tiền đóng vai trò như một ngân hàng. Nhật Bản và một số quốc gia Châu Âu là những nước đầu tiên tiên phong áp dụng lãi suất âm.
Vậy lãi suất âm là gì có tác dụng như thế nào? Tại sao người gửi lại phải trả tiền cho ngân hàng khi gửi tiết kiệm?
Lãi suất âm có tác dụng gì?
– Về mặt lý thuyết, lãi suất âm giúp đồng tiền lưu thông mạnh mẽ hơn. Khuyến khích mọi người chi tiêu nhiều hơn. Và để vốn huy động được của mỗi ngân hàng không trở nên lãng phí. Lãi suất âm cũng giúp thúc đẩy vay tiền. Mục đích để đồng tiền được lưu thông nhiều hơn, chi tiêu và sử dụng hợp lý.
– Riêng đối với thị trường chứng khoán. Lãi suất âm sẽ giúp sàn giao dịch trở nên sôi nổi hơn. Thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hơn.
– Về vĩ mô, lãi suất âm có thể giúp kinh tế tăng trưởng hơn. Điều này được giải thích là do người gửi phải chịu một khoản phí khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Chính vì vậy mà thay vì gửi tiết kiệm họ sẽ chọn đầu tư, kinh doanh… Kinh tế phát triển hơn là điều dễ thấy.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều đối với việc áp dụng lãi suất âm.
Lãi suất âm được áp dụng tại Việt Nam chưa?
Lãi suất âm chưa được áp dụng tại Việt Nam. Vì nó còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Nước ta lạm phát vẫn còn ở mức cao. Nhà nước đang khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng để phát triển mạnh mẽ quỹ tín dụng.
Vì vậy khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng tại Việt Nam. Bạn không những được hưởng lãi dương mà còn được nhận thêm nhiều ưu đãi.
Thêm một lý do nữa khiến Việt Nam chưa áp dụng lãi suất âm. Đó là vì nước ta xuất khẩu ít mà vẫn chủ yếu là nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Nên không thích hợp để áp dụng lãi suất âm.
Nếu có áp dụng lãi suất âm thì có chăng chỉ áp dụng được với đồng đô la. Vì nó sẽ giúp giảm vấn nạn đô la hoá tại Việt Nam.
Cách sử dụng lãi suất âm trên thế giới
Lãi suất âm được áp dụng công khai tại một số quốc gia phát triển trên thế giới. Hàng ngày báo đài, các bản tin tài chính vẫn đưa tin.
Nếu bạn quan tâm và theo dõi thì có thể nhận biết được ngay. Ví dụ như ngân hàng trung ương BOJ ra thông báo rằng: Mỗi người khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ phải nộp thêm phí 0.1%. Tức là ngân hàng này đang áp dụng lãi suất âm 0,1%.
Không chỉ có trong lĩnh vực ngân hàng. Mà người đầu tư trái phiếu tại Thuỵ Sỹ cũng phải chịu lãi suất âm 1,2% (trong vòng 2 năm) nếu muốn tham gia mua trái phiếu.
Thực tế về lãi suất âm
Lý thuyết về lãi suất âm nghe có vẻ rất tươi sáng. Nhưng thực tế lại chứng minh lãi suất âm chưa mang lại được nhiều như mong đợi. Cụ thể:
– Lạm phát chưa tăng như mong muốn: Hãy xem ngay trên đất nước Nhật Bản. Đồng Yên Nhật đang rẻ nhưng các ngân hàng vẫn không thu được nhiều lợi nhuận từ việc cho vay. Không những vậy, lõi tiêu dùng còn bị âm 0,5% so với kỳ trước. Như vậy nghĩa là giảm phát vẫn còn. Mà các ngân hàng còn phải chịu sức ép bởi việc cho vay lãi suất thấp nữa.
– Thị trường chứng khoán không phát triển mạnh mẽ: Mong muốn khi áp dụng lãi suất âm là để thị trường chứng khoán sôi động và phát triển mạnh. Nhưng không những không thu được kết quả mà còn ngược lại. Ngân hàng chậm phát triển kéo theo chứng khoán cũng chật vật không kém.
– Tâm lý người gửi tiền bị ảnh hưởng lớn: Cá nhân khách hàng sẽ không còn hào hứng với việc gửi tiền nữa. Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn và rơi vào tình trạng “trên đe dưới búa”. Người dân không gửi tiền mà vẫn phải nộp tiền phí đều đặn cho ngân hàng trung ương.
Mong rằng với nội dung bài bạn đã hiểu rõ hơn về lãi suất âm là gì rồi chứ? Bạn có quan điểm như thế nào về việc áp dụng lãi suất âm? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn dưới phần bình luận của bài viết nhé.
Đọc thêm: