Correspondent bank là gì? Chính là thắc mắc chung của rất nhiều người khi nhìn thấy cụm từ này. Vậy hãy cùng Lamtheatmonline.com tìm hiểu xem ý nghĩa thực sự của correspondent là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Correspondent bank là gì?

Correspondent bank ngân hàng đại lý hay ngân hàng liên lạc của một ngân hàng chính nào đó. Hiểu cách khác, nó như một quầy giao dịch được đặt tại địa điểm không có ngân hàng mẹ hay các chi nhánh nhỏ của ngân hàng mẹ. Correspondent bank có thể được đặt tại các địa điểm trong nước hoặc các nước khác trên thế giới.

Correspondent bank la gi

Tuy nhiên, ngân hàng đại lý chỉ được làm một số chức năng nhất định chứ không thực hiện nhiều nghiệp vụ giống như ngân hàng mẹ. Các công việc chủ yếu của correspondent bank là:

  • Thực hiện thanh toán tiền cho khách hàng qua séc.
  • Thu nhận tiền, đổi tiền theo đúng thoả thuận.

Sự khác biệt giữa correspondent bank với ngân hàng khác

Trên lý thuyết thì tất cả đều được gọi chung là ngân hàng. Nhưng correspondent bank là ngân hàng đại lý và chỉ thực hiện một số chức năng nhất định.

» Ngân hàng mẹ: Là tổ chức tài chính thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động tiền của khách hàng và cho khách hàng vay tiền. Dòng tiền của ngân hàng luôn xoay vòng và tạo ra doanh thu theo nhiều cách khác nhau. Trong đó chủ yếu là cho khách hàng gửi tiết kiệm và dùng số tiền đó vào mục đích khác sinh lời. Nhận tiền lãi hàng tháng từ khách vay tiền. Và thu các phí tư vấn tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

Correspondent bank la gi

» Correspondent bank (ngân hàng đại lý): Là ngân hàng liên lạc của ngân hàng mẹ. Hoạt động các chức năng theo sự uỷ quyền từ ngân hàng mẹ. Ngân hàng đại lý thường bị giới hạn các nghiệp vụ tài chính.

Thực tế Việt Nam cho thấy sự xuất hiện của correspondent bank còn ít và lạ lẫm với đa số mọi người. Do khách hàng phổ thông vẫn giữ thói quen giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng. Chỉ có ai hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính mới thường xuyên lui tới correspondent bank.

Correspondent bank là gì chắc chắn bạn đã nắm rõ được rồi. Ngoài ra còn khái niệm intermediary bank mà bạn cần phải biết.

Khái niệm intermediary bank

Liên quan đến kiến thức này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc thêm 1 khái niệm nữa đó là Intermediary bank.

Intermediary bank được hiểu là ngân hàng trung gian. Intermediary hoạt động có tư cách pháp nhân dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Tương tự như ngân hàng, intermediary bank sử dụng các nguồn vốn vay có lãi để đầu tư sinh lời. Và cho khách hàng vay tiền thu lãi hàng tháng.

So với correspondent bank thì intermediary bank được phép thực hiện nhiều nghiệp vụ hơn. Nhưng chủ yếu vẫn là đi vay và cho vay. Sử dụng tiền của khách hàng đầu tư xoay vòng với mục đích sinh lời. Ngân hàng trung gian còn được gọi là ngân hàng ký thác. Được xem là tiền thân của hoạt động tài chính ngân hàng về sau này.

Mục đích của sự ra đời intermediary bank là để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội được tiếp cận với nguồn vốn 1 cách dễ dàng nhất. Có thể nói intermediary bank hoạt động không vì lợi nhuận.

Giao dịch tại Correspondent bank có an toàn không?

Hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ tại Việt Nam đều có correspondent bank. Giao dịch tại đây được xem là an toàn và tiện lợi.

Correspondent bank còn có vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy quá trình chuyển tiền quốc tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ví dụ khách hàng muốn chuyển tiền quốc tế nhưng chưa giao dịch được do những trục trặc khách quan hoặc chủ quan. Thì đến Correspondent bank sẽ là nơi giải quyết vấn đề này nhanh chóng nhất. Do ở đây có mạng lưới viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu ( còn gọi là SWIFT ).

Correspondent bank la gi

Giao dịch của khách hàng sẽ diễn ra thành công khi có sự đồng nhất thoả thuận giữa ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng nhận tiền. Nếu khách quốc tế chuyển tiền về Việt Nam thì sẽ chuyển vào tài khoản của Correspondent bank. Và người nhận tiền tại VN sẽ đến các địa điểm này để nhận tiền.

Về phí tại correspondent bank thì tuỳ thuộc vào từng giao dịch hoặc khoảng cách chuyển tiền xa hay gần. Tất nhiên là khoảng cách càng xa thì phí chuyển tiền càng lớn rồi. Phí này có thể do ngân hàng mẹ chi trả. Hoặc cũng có thể là khách hàng phải chịu.

Tóm lại

Về cơ bản, giao dịch tại correspondent bank an toàn và uy tín. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều trường hợp mạo danh, lừa đảo. Nên khi bạn quyết định thực hiện tại ngân hàng hay correspondent bank nào đó thì phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến nó trước đã nhé.

Tham khảo:

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây