Việc sử dụng séc đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Rút tiền mặt qua séc nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng loại giấy tờ này đúng cách. Nếu điền sai một thông tin trong séc, chắc chắn giao dịch rút tiền sẽ thất bại. Vậy hôm nay Lamtheatmonline.com sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách viết séc Techcombank. Tham khảo ngay để không gặp phải những sai sót không đáng có nhé.

Techcombank là ngân hàng nào?

Techcombank tên gọi đầy đủ là ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Những năm gần đây Techcombank luôn nằm trong top những ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam.

Techcombank có trụ sở chính được đặt tại Hà Nội. Bên cạnh đó ngân hàng này có rất nhiều chi nhánh, quầy giao dịch trên khắp cả nước, kể cả vùng sâu vùng xa. Tính đến 2021, Techcombank có 9.700 nhân viên. Khách hàng của Techcombank bao gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó, số lượng khách hàng cá nhân lên tới 6 triệu người.

TechcombankTrong quá trình hoạt động, Techcombank nhận được sự tin tưởng, yêu quý của khách hàng và vô số giải thưởng cao quý. Một số giải thưởng nổi bật như:

  • 2018: Euro Money bình chọn Techcombank là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
  • 2018: Global Banking & Finance Review chọn Techcombank là ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam.
  • 2019: The Asian Banker bình chọn Techcombank là ngân hàng thanh toán tốt nhất Việt Nam.

Séc là gì?

Séc còn có tên gọi khác là chi phiếu. Séc được xem là 1 văn bản mệnh lệnh vô điều kiện. Cũng là chứng từ hợp pháp của chủ tài khoản ngân hàng (chủ séc). Thông qua séc, ngân hàng nhận lệnh trích tiền trong tài khoản của chủ séc để chi trả cho người có tên được ghi trong séc. Số tiền được tính ra có thể trả dưới dạng tiền mặt hoặc tiền tài khoản tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

Cach viet sec techcombank

Trong 1 tờ Séc có 3 chủ thể liên quan:

  • Bên ký séc: chủ séc hay chính là chủ tài khoản.
  • Bên thụ hưởng: Người được ghi tên thụ hưởng trong séc.
  • Bên thanh toán: Ngân hàng chịu trách nhiệm tạo lệnh thanh toán tiền cho người thụ hưởng.

Séc tại Việt Nam không phổ biến, vậy nên không phải khách hàng nào cũng biết cách viết séc rút tiền mặt tại ngân hàng. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về loại séc đang phát hành tại Việt Nam hiện nay.

Đặc điểm của Séc Techcombank

Có hiệu lực trong khoảng thời gian nhất định:

Thời gian séc có hiệu lực được in rõ trên tờ séc. Thời gian này có thể thay đổi tùy vào quy định của mỗi ngân hàng và luật pháp của từng nhà nước.

Có quyền chuyển nhượng Séc:

Chủ séc có thể chuyển nhượng séc cho nhiều người khác nhau liên tiếp thông qua hình thức ký hậu.

Là văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện:

Khi ngân hàng nhận được séc từ chủ tài khoản, ngân hàng có trách nhiệm thực hiện lệnh thanh toán vô điều kiện.

Tuy nhiên, chỉ khi chủ tài khoản (chủ séc) đảm bảo có đủ số dư trong tài khoản thì mệnh lệnh trong séc mới được thực hiện.

Trong séc có nhiều thông tin khác nhau về các bên liên quan. Muốn séc có hiệu lực cần điền đầy đủ những thông tin này.

Có nhiều loại séc khác nhau. Nhưng thông thường 1 tờ séc sẽ có 2 mặt in các thông tin cần thiết.

Các loại Séc của ngân hàng Techcombank?

Ngân hàng Techcombank có nhiều mẫu Séc khác nhau. Mỗi loại Séc sẽ được sử dụng vào một mục đích riêng tùy từng trường hợp. Nhưng tiêu biểu vẫn là 3 loại séc phổ biển sau đây.

Nhóm 1: Phân loại trên cách xác định người thụ hưởng

  • Séc lệnh: Loại séc mệnh lệnh yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền mặt hoặc tiền tài khoản cho người thụ hưởng được ghi tên trong séc. Hoặc trường hợp chuyển nhượng séc thông qua hình thức ký hậu.
  • Séc vô danh: Cá nhân giữ tờ séc này cũng chính là người được thụ hưởng số tiền trong séc.
  • Séc đích danh: Đích danh người thụ hưởng được ghi tên trong séc là người được nhận tiền.

Nhóm 2: Phân loại theo đặc điểm của Séc

  • Séc trơn: Mặt sau của séc trơn hoàn toàn để trắng, không có bất cứ thông tin nào. Ngân hàng sẽ thanh toán bằng tiền mặt cho những người sử dụng séc trơn.
  • Séc gạch chéo: Là loại séc mặt sau có 2 đường gạch chéo. Người sử dụng séc này sẽ được ngân hàng thanh toán bằng hình thức ghi Có vào tài khoản ngân hàng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: Là loại séc có mặt trước hoặc mặt sau có 2 đường gạch chéo. Giữa 2 đường gạch chéo ghi tên ngân hàng thanh toán cho chủ séc. Tức là chỉ có ngân hàng ghi tên trên séc mới có trách nhiệm tạo lệnh thanh toán cho khách hàng.

Nhóm 3: Phân loại theo mức độ đảm bảo người thụ hưởng sẽ nhận được tiền

  • Séc tiền mặt (hay còn gọi là séc ngân hàng): Là loại séc do ngân hàng phát hành, thường dùng để thanh toán tiền mặt ngay lập tức.
  • Séc bảo chi: Séc bảo chi thường không được thanh toán ngay. Ngân hàng ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên séc khi tài khoản chủ séc có đủ để thực hiện giao dịch.

Chúng ta đã biết được tác dụng của Séc là dùng để rút tiền. Bạn đã biết cách viết Séc Techcombank như thế nào là đúng hay chưa?

Cách viết séc Techcombank chuẩn theo quy định

Séc chỉ có tác dụng khi các thông tin trong Séc được điền đầy đủ và chính xác. Nhiều người chưa biết viết séc Techcombank. Vậy nên chúng tôi sẽ hướng dẫn ghi séch Techcombank. Trong 1 tờ séc séc thường có 3 phần. Các bạn điền thông tin lần lượt như sau:

Cach viet sec techcombank

Cách viết phần cuống Séc

  • Yêu cầu trả cho: Phần này bạn điền họ tên của người được nhận tiền. Có thể là chính mình, người khác hay công ty, doanh nghiệp.
  • Số CMND, ngày cấp, nơi cấp: Nếu là khách hàng cá nhân thì điền các thông tin liên quan đến CMND. Còn nếu là khách hàng doanh nghiệp thì điền mã số chứng nhận kinh doanh.
  • Địa chỉ: Là địa chỉ của người được thanh toán tiền.
  • Số hiệu TK: Có thể điền hoặc bỏ trống.
  • Tại: Có thể bỏ trống, không cần điền.
  • Số tiền (bằng chữ): Viết chính xác số tiền muốn thanh toán bằng chữ tiếng việt có dấu. Không dùng ký tự đặc biệt. Chữ cái đầu tiên viết hoa.
  • Người phát hành: Thường thì ngân hàng đã in sẵn tên chủ Séc vào phần này. Nếu chưa có bạn điền tên chủ séc (chủ tài khoản).
  • Địa chỉ: Đã được in sẵn thông tin.
  • Số hiệu TK: Đã được in sẵn thông tin.

Cách viết phần thân Séc

  • Số tiền (Bằng số): Viết chính xác, rõ ràng số tiền muốn rút bằng ký tự số. Giữa 3 đơn vị được ngăn cách bởi dấu chấm. Ví dụ: 20.000.000.
  • Ngày/ tháng/ năm: Điền ngày đến ngân hàng giao dịch rút tiền séc.
  • Dấu: Dấu của chủ séc (doanh nghiệp hoặc cá nhân).
  • Kế toán trưởng: Chữ ký của kế toán trưởng và ghi rõ họ tên.
  • Người phát hành: Chữ ký của chủ séc. Nếu séc thuộc tài sản của doanh nghiệp thì cần chữ ký giám đốc.

Cách viết mặt sau của Séc

Tùy vào loại séc mà có mặt sau hay không. Nếu có bạn điền đầy đủ họ tên, số CMND của người được nhận tiền từ séc. Cuối cùng ký và ghi rõ họ tên là được.

Lưu ý: Khi đến ngân hàng để rút tiền mặt bằng cách viết séc, bạn bắt buộc phải mang theo CMND bản gốc để ngân hàng kiểm tra và xác minh.

Kết

Vậy qua bài viết này bạn đọc đã biết cách viết séc Techcombank chính xác nhất rồi chứ? Hãy lưu ý và điền thật chính xác để quá trình rút tiền bằng séc diễn ra thuận lợi nhé!

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây