Khoản vay bị đóng băng một khái niệm không hề mới nhưng rất ít người vay hiểu về khái niệm này. Nhưng hiện nay có tình trạng lừa đảo khách hàng cho vay tiền trực tuyến qua app nhưng không giải ngân. Người vay sẽ nhận được thông báo hiện khoản tiền vay đang bị đóng băng và yêu cầu đóng phí để mở. Để tìm hiểu về vấn đề này, ngay bên dưới đây Lamtheatmonline.com sẽ cùng các bạn hiểu rõ.

Khoản vay bị đóng bằng là gì?

Khoản vay bị đóng băngKhoản vay bị đóng băng là cách gọi khi ngân hàng hoặc công ty tài chính không giải ngân theo cam kết trước đó với khách hàng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc khoản vay bị đóng băng là do người vay không đủ điều kiện tài chính trả sau khi vay, vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay hoặc lịch sử tín dụng không đạt yêu cầu.

Hiểu một cách đơn giản hơn về khoản vay đóng băng là khi bạn đăng ký vay tiền và hồ sơ đã được duyệt rồi và sắp giải ngân. Nhưng tới lúc giải ngân thì ngân hàng, công ty tài chính phát hiện ra một số vấn đề không phù hợp nên đã hủy hợp đồng và đóng băng khoản vay.

Tại sao khoản vay bị đóng băng?

Có một số lý do mà khoản vay bị đóng băng, nguyên nhân có thể do khách hàng nhưng cũng có thể vấn đề thuộc về bên cho vay. 3 nguyên nhân chính sau đây bạn cần phải lưu ý.

Không đủ khả năng chi trả

Đối với ngân hàng hay những đơn vị cho vay thì việc cho vay sau đó thu hồi cả vốn lẫn lãi là rất quan trọng. Chính vì vậy, trước khi đăng ký vay các đơn vị này có đặt ra các điều kiện về khoản vay, sau đó có thẩm định hồ sơ.

Bộ phận thẩm định sẽ thẩm định hồ sơ của khách hàng và đã được duyệt. Thế nhưng sau đó lại phát hiện rằng người vay không đủ khả năng chi trả. Để đảm bảo khoản vay không bị mất và khiến khách hàng bị nợ xấu nên bên cho vay sẽ đóng băng khoản vay.

Vi phạm hợp đồng

Nếu khi đăng ký khoản vay mà bạn vi phạm hợp đồng, khoản vay khi đó chưa được giải ngân. Lúc này, đơn vị cho vay có thể chấm dứt hợp đồng, đóng băng tài khoản vay và không thực hiện giải ngân cho khách hàng như cam kết nữa.

Lừa đảo

Khoản vay bị đóng băngTrường hợp khoản vay bị đóng băng vì lý do lừa đảo xảy ra phổ biến hơn so với 2 lý do trên. Như các bạn đã biết thì hiện nay những khoản vay online được đăng ký một cách dễ dàng. Và có rất nhiều đơn vị cung cấp các khoản vay trực tuyến được ra đời, kéo theo đó là tình trạng lừa đảo diễn ra phổ biến.

Cụ thể là việc khách hàng đăng ký vay tiền qua những ứng dụng cho vay tiền online. Thế nhưng sau khi đăng ký xong những đơn vị cho vay này không thực hiện giải ngân mà sẽ thông báo đến khách hàng về việc tài khoản bị đóng băng dẫn tới không thể giải ngân. Khi đó, họ sẽ yêu cầu người vay phải đóng một khoản tiền để xóa đóng băng tài khoản vay. Nhưng sau khi đóng tiền thì bạn vẫn không thể nhận được.

Vì vậy, bạn nên lưu ý về vấn đề lừa đảo đóng băng tài khoản vay tiền nhé.

Khoản vay bị đóng băng có mở được không?

Đối với những khoản vay bị đóng băng thì rất khó có thể mở lại được. Nhưng trong một số trường hợp nếu như hồ sơ của bạn bị thiếu hoặc tài sản bị thiếu thì có thể bổ sung thêm hồ sơ. Sau đó khoản vay sẽ được mở và giải ngân theo hợp đồng đã ký.

Để thực hiện mở khoản vay bị đóng băng thì người vay cần phải liên hệ với bên ngân hàng hoặc công ty tài chính để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết và chính xác hơn.

Một số lưu ý khi khoản vay bị đóng băng

Khoản vay bị đóng băng hầu hết xảy ra từ các khoản vay tiền trực tuyến nhanh. Thật chất những khoản vay này không bị đóng băng và cũng không thể giải ngân. Vì những khoản vay này có tỉ lệ lừa đảo rất cao. Các đối tượng lừa đảo thông báo đến khách hàng về tài khoản vay bị đóng băng để yêu cầu khách hàng đóng những khoản tiền không rõ lý do. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây.

  • Đầu tiên cần phải hiểu và biết được lý do vì sao khoản vay bị đóng băng. Xác định nguyên nhân là do bạn hay do bên cho vay.
  • Nếu khoản vay bị đóng băng, bạn nên lưu ý không đóng bất kỳ khoản phí dịch vụ nào cho bên cho vay.
  • Cẩn thận với những chiêu trò lừa đảo, dụ dỗ của các đối tượng lừa đảo.

Khoản vay bị đóng băng ảnh hưởng rất lớn đến mục đích, kế hoạch vay vốn của người vay. Nhưng khoản vay bị đóng băng rất ít khi xảy ra và bạn cũng nên xác định rõ nguyên nhân sau đó tìm cách khắc phục.

5/5 - (2 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây