Rất nhiều người vay ngân hàng và bị rơi vào nợ xấu mà không hề hay biết. Nhất là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Vậy nợ dưới tiêu chuẩn là gì? Phân loại các nhóm nợ xấu trên CIC như thế nào là đúng? Làm sao để xoá nợ xấu trên CIC. Hãy cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia tín dụng về vấn đề này nhé.

Thế nào là nợ quá hạn?

Mỗi khi vay 1 khoản tiền nào đó tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Thì đều có hạn trả nợ. Nếu đến hạn mà không thanh toán được theo đúng thoả thuận thì bị coi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Nhưng dù rơi vào nhóm nào thì vẫn ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và việc vay tiền của khách hàng về sau này.

Nợ dưới tiêu chuẩn là gì? Các nhóm nợ xấu trên CIC

1. CIC là gì?

CIC là viết tắt của từ tiếng Anh: Credit Information Center. Có nghĩa là: Trung tâm thông tin tín dụng. Trung tâm này thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chức năng chính của CIC là quản ký và lưu trữ các thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng. Mọi phát sinh vay vốn, nợ xấu… đều được trung tâm lưu trữ lại không thiếu thông tin nào.

2. Các nhóm nợ trên CIC

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là gì

– Là các khoản nợ của khách hàng nhưng chưa đến hạn trả nợ. Tức là vẫn đang trong thời gian vay tiền, chưa đến hạn trả.

– Các khoản nợ được trả cả lãi lẫn gốc đúng hạn theo thoả thuận giữa 2 bên.

– Nợ quá hạn từ 1 đến 10 ngày. Nhưng khi thanh toán khách hàng vẫn nộp đủ 150% tiền lãi phạt trả chậm.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý là gì

– Là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 30 ngày của khách hàng.

– Ngân hàng ( các tổ chức tài chính) đã cơ cấu lại hạn trả nợ để tạo điều kiện cho khách hàng nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ đúng hạn.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là gì

no duoi tieu chuan la gi

– Là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày của khách hàng.

– Ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không trả nợ được. Trả chậm so với hạn cơ cấu lại dưới 30 ngày.

– Ngân hàng miễn lãi cho những khách hàng rơi vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Chỉ thu hồi gốc. Tại điều kiện tối đa cho khách hàng trả nợ và không rơi vào những nhóm nợ nguy hiểm hơn.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

– Là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày của khách hàng.

– Ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1. Nhưng vẫn trả nợ chậm từ 30 đến 90 ngày so với hạn cơ cấu lần 1.

– Ngân hàng bắt buộc phải cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

– Cấp độ cao nhất của các nhóm nợ trên CIC. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn sau này của khách hàng.

– Là các khoản nợ quá hạn nhiều hơn 180 ngày của khách hàng.

– So với hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu. Khách hàng vẫn trả chậm trên 90 ngày.

– Quá hạn trả nợ dù đã cơ cấu lại ngày trả nợ lần thứ 2.

– Ngân hàng buộc phải cơ cấu lại ngày trả nợ lần thứ 3.

Như vậy bạn đọc đã biết nợ dưới tiêu chuẩn là gì đồng thời mình cũng giải thích rõ 4 nhóm nợ khác. Rất mong rằng các bạn sẽ nắm rõ được tình trạng mình đang gặp phải. Để không gặp hậu quả khi nợ xấu dẫn đến. Bạn có thể tự kiểm tra nợ xấu CIC bằng cmnd online để biết mình đang ở mức nào.

Xem thêm: Bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?

3. Hậu quả của nợ xấu đến tương lai tài chính của khách hàng

Nợ xấu là nhóm nợ thứ 3,4,5 theo như phân loại phía trên. Khi rơi vào tình trang nợ xấu thì chắc chắn khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. Ít hoặc nhiều còn tuỳ vào nhóm nợ xấu bị rơi vào. Cái hại ngay trước mắt có thể nhìn thấy được đó là không thể vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trong vòng 3 năm đến 5 năm kể từ ngày trả hết nợ gốc và lãi.

no duoi tieu chuan la gi

Nếu khách hàng vay tiền ở những ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và nghiêm khắc mà bị rơi vào nợ xấu. Thì rất có thể bạn sẽ không bao giờ được xét duyệt vay vốn thêm 1 lần nào nữa vì lịch sử tín dụng không trong sạch.

Chính vì thế, trước khi quyết định vay một khoản tiền nào cần xem xét kỹ đến khả năng trả nợ của bản thân. Tránh tối đa việc bị rơi vào các nhóm nợ xấu.

Lưu ý để không bị rơi vào các nhóm nợ quá hạn

Mỗi khách hàng đều tự mình hạn chế việc bị rơi vào nợ quá hạn. Dưới đây là một số lưu ý để tránh tình trạng này:

no duoi tieu chuan la gi

– Trước khi vay khoản tiền nào đó tại ngân hàng, tín dụng hay các tổ chức tài chính khác. Thì mỗi người phải tự đánh giá tình hình tài chính của bản thân. Xem xét khả năng trả nợ của mình đến đâu. Vạch ra những kế hoạch chi tiết cho quá trình trả nợ.

– Khi vay vốn thành công. Cần sử dụng tiền vay một cách hợp lý. Tận dụng tối đa nguồn tiền vay để tạo ra hiệu quả tài chính. Lấy tiền đó nộp lãi ngân hàng đúng thời hạn.

– Nhiều người quan niệm trả lãi chậm cũng không sao nên không có ý thức tự giác trả nợ gốc và lãi. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm và cần khắc phục ngay.

– Trên mỗi hợp đồng vay vốn đều ghi rõ thời hạn trả nợ. Cần theo dõi và làm đúng thoả thuận giữa 2 bên. Nhiều người chỉ vì nhầm ngày trả nợ mà bị xếp vào các nhóm nợ quá hạn.

– Khi xác định mình không còn khả năng trả nợ. Cũng không nên mặc kệ muốn ra sao thì ra. Mà hãy liên hệ với bên ngân hàng cho vay vốn. Nói rõ tình trạng hiện tại của mình để cùng với phía ngân hàng tìm ra cách trả nợ hợp lý và nhanh nhất.

Như vậy bạn đã hiểu nợ dưới tiêu chuẩn và các nhóm nợ quá hạn là gì chưa? Mong rằng với kiến thức cơ bản mà lamtheatmonline.com cung cấp ở trên. Mỗi người sẽ có cái nhìn rõ hơn về nợ xấu. Từ đó cẩn trọng hơn về việc vay vốn và trả nợ. Hãy có trách nhiệm với tình hình tín dụng của bản thân và tương lai của chính mình sau này.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây