Gửi tiết kiệm luôn là phương pháp lựa chọn hàng đầu nếu như có số tiền nhàn rỗi. Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng lựa chọn hình thức này để gửi tiết kiệm. Nhưng vấn đề quan trọng chính là ai đứng tên sổ tiết kiệm. Ví dụ như chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không? Những kiến thức này các bạn cần phải nắm rõ để trong quá trình gửi sẽ không gặp phải rắc rối.

Giải đáp: Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

chong gui tiet kiem vo co rut duoc khong

Khi bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào đó thì đơn giản. Nhưng khi rút tiền tiết kiệm thì cần nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Nhất là khi rút sổ tiết kiệm không chính chủ. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không? Câu trả lời là nhưng sẽ yêu cầu đáp ứng được 2 điều kiện cơ bản sau đây thì mới rút được tiền.

  • Sổ tiết kiệm hiện đang đứng tên của cả 2 vợ chồng.
  • Chồng uỷ quyền qua văn bản cho vợ đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm.

Nếu chồng mất đột ngột phải có di chúc ghi rõ để lại sổ tiết kiệm cho vợ thì vợ mới được rút tiền trong sổ tiết kiệm của chồng.

Nếu không có văn bản thừa kế thì giải quyết ra sao?

Nếu chồng mất mà để lại di chúc cho vợ rút tiền sổ tiết kiệm thì không có gì để bàn cãi. Nhưng nếu không có di chúc thì sẽ giải quyết ra sao? Theo pháp luật các quyền thừa kế phát sinh bao gồm: cha ruột, mẹ ruột, vợ, con ruột, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi. Vì vậy ngân hàng sẽ không cho vợ rút tiền cho đến khi làm được các thủ tục thừa kế hợp pháp.

Nếu chồng gửi tiết kiệm trong thời gian 2 người đang trong quan hệ hôn nhân thì cũng có thể xem xét sổ tiết kiệm là một tài sản chung của 2 vợ chồng. Yếu tố này được cân nhắc kỹ trong quá trình phân chia tài sản.

chong gui tiet kiem vo co rut duoc khong

Vợ phải làm thủ tục thừa kế và phân chia tài sản. Trong đó nếu phần tài sản là sổ tiết kiệm của người chồng được chia cho vợ thì phải có giấy tờ công chứng chứng minh điều này. Các giấy tờ này được gọi là giấy chứng nhận quyền thừa kế. Khi ấy ngân hàng mới công nhận là thừa kế hợp pháp và cho phép vợ rút tiền sổ tiết kiệm của chồng.

Bạn có thể tham khảo về quy định thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người gửi tiền tiết kiệm không để lại di chúc trong điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Các giấy tờ và thủ tục cần thiết khi vợ rút tiền tiết kiệm của chồng

Những trường hợp hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bạn rút tiền từ sổ tiết kiệm của chồng.

Trường hợp 1: Vợ và chồng cùng đứng tên 1 sổ tiết kiệm

Trong trường hợp này vợ chỉ cần mang CMND đến quầy giao dịch. Làm theo hướng dẫn của nhân viên, điền vào phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm là được rồi.

Trường hợp 2: Vợ rút tiền theo quyền thừa kế

Nếu chồng đột ngột qua đời nhưng có để lại di chúc thể hiện nội dung để lại sổ tiết kiệm cho vợ. Thì vợ cần mang theo những giấy tờ sau đến ngân hàng để rút tiền:

  • Sổ tiết kiệm của chồng.
  • CMND/ Căn cước/ Hộ chiếu của vợ.
  • Nếu có người khác đồng thừa kế thì phải có giấy uỷ quyền của các đồng thừa kế khác cho vợ đến ngân hàng rút tiền.
  • Giấy chứng tử của chồng. Có thể thay thế bằng Giấy quyết định của toà án tuyên bố 1 người đã chết.
  • Di chúc của chồng để lại. Bản chính, nếu là bản sao phải có công chứng của cơ quan hợp pháp.

Nếu chồng đột ngột qua đời nhưng không để lại di chúc. Thì vợ cần có giấy tờ chứng minh quyết định phân chia tài sản thừa kế. Có thể thay thế bằng văn bản thoả thuận phân chia tài sản của những người thừa kế hợp pháp. Có chữ ký của những người thừa kế hợp pháp và có dấu công chứng của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp không có ai thừa kế hợp pháp tài sản của người đã khuất. Ngân hàng sẽ xử lý tiền gốc và lãi của sổ tiết kiệm theo quy định.

Trường hợp 3: Vợ rút tiền theo giấy uỷ quyền

Chồng vẫn còn sống nhưng vì lý do sức khoẻ, công việc hay hoàn cảnh không cho phép đến ngân hàng rút tiền. Thì có thể uỷ quyền cho vợ đến rút tiền sổ tiết kiệm thay mình. Việc uỷ quyền phải được thể hiện qua văn bản theo quy định của pháp luật. Mẫu giấy uỷ quyền rút tiền tiết kiệm được ngân hàng nơi có khoản tiết kiệm của người chồng cấp cho. Hoặc giấy uỷ quyền theo mẫu của địa phương, có xác nhận của cơ quan hợp pháp.

Bạn đến ngân hàng, mang theo giấy uỷ quyền, CMND/ Hộ chiếu để làm thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm của chồng. Nhân viên sẽ phát cho bạn phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm. Bạn điền đầy đủ thông tin sau đó ký tên và nộp lại cho ngân hàng. Như vậy là thủ tục rút tiền sổ tiết kiệm của chồng đã xong.

Tham khảo:

Kết luận

Vậy là lamtheatmonline.com đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không. Những thông tin đã được đưa ra rất chi tiết để bạn tham khảo. Nếu còn câu hỏi gì kha hãy bình luận phía dưới để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây